CORE LÀ GÌ? KHÁI NIỆM CORE I3, I5, I7 VÀ I9 LÀ GÌ?

CORE LÀ GÌ? KHÁI NIỆM CORE I3, I5, I7 VÀ I9 LÀ GÌ?

    Hiện tại trên thị trường có rất nhiều loại máy tính khác nhau. Và mỗi một loại máy tính lại sử dụng một dòng xử lý Core khác nhau. Vậy Core là gì ? Và có những loại nào? Chia sẻ của chúng tôi sau đây sẽ giúp cho bạn hiểu hơn về bộ vi xử lý này để có cho mình những lựa chọn tốt nhất!

    Core là gì?

    Core là gì? Core là một thuật ngữ được dùng để chỉ thông số của CPU. Core được intel sử dụng cho tất cả các dòng vi xử lý ở mọi phân khúc và được sử dụng trong tất cả các loại máy tính gồm cả máy tính cá nhân và máy tính để bàn.

    Trên thị trường có rất nhiều loại core khác nhau. Loại core đầu tiên của Intel chính là core Duo, core 2 Duo. Các Core này được sử dụng rất phổ biến trên PC, laptop vào những năm 2006 đến 2008.

    Cuộc sống càng hiện đại, nhu cầu về sử dụng máy tính của con người ngày càng được nâng cao hơn. Chính vì thế intel cũng cho ra đời nhiều sản phẩm Core mới hơn, cao cấp hơn như: core i3, core i5, core i7, core i9 để thay thế cho các phiên bản đã cũ trước đó.

    Core i3 là gì?

    Core i3 là bộ vi xử lý thuộc phân khúc thấp được sử dụng cho các loại máy tính tầm trung có giá thành không cao. Bộ xử lý này có 2 nhân với 4 luồng xử lý. Con chip của bộ xử lý này có kích thước 32nm. Tuy cấu hình không cao, nhưng chip core i3 vẫn có thể đáp ứng tốt cho nhu cầu sử dụng máy tính cơ bản của người tiêu dùng.

    Đối với nhu cầu sử dụng máy tính văn phòng bình thường, thì bộ xử lý core i3 vẫn có thể xử lý một cách gọn gàng. Do đó, bộ xử lý này vẫn đang được rất nhiều dân văn phòng yêu thích và lựa chọn.

    Core i5 là gì?

    Core i5 cũng là một bộ vi xử lý có kích thước 32nm. Core i5 được phân làm 2 loại: Một loại 2 nhân 4 luồng xử lý và một loại 4 nhân 4 luồng xử lý. Bộ xử lý core i5 được trang bị công nghệ Turbo Boot có thể tự động ép xung mang đến khả năng tăng thêm tốc độ xử lý. 

    Chip Core i5 được sử dụng cho các loại máy tính thuộc phân khúc tầm trung có cường độ xử lý nhiều dữ liệu. So với Core i3 thì Core i5 đạt hiệu quả làm việc cao hơn, nhưng chi phí cũng không quá cao. 

    Core i7 là gì?

    Core i7 là bộ xử lý có kích thước 22nm được trang bị 4 nhân 8 luồng xử lý. Bộ xử lý core i7 được sử dụng cho dòng máy tính phân khúc cao, và được xếp vào nhóm của bộ xử lý mạnh nhất. Chip Core i7 được trang bị công nghệ Turbo boot giúp xử lý thông tin một cách nhanh chóng.

    Core I7 được hỗ trợ công nghệ siêu phân luồng nên có thể xử lý một lúc nhiều luồng dữ liệu khác nhau. Chính vì thế mà core i7 thường được sử dụng cho các dòng máy tính, laptop cấu hình mạnh ở phân khúc trung cấp, cao cấp như Ultrabook, laptop dành cho doanh nhân, những người chơi game tốc độ cao. Nói chung, đây là một trong những lựa chọn hoàn hảo được các tín đồ game, IT yêu thích.

    Core i9 là gì?

    Core i9 là bộ vi xử lý “khủng” được Intel công bố vào cuối tháng 5/2017. Core i9 là con át chủ bài của hãng Intel. Bộ vi xử lý Intel core i9 được trang bị 6 nhân và 12 luồng, có khi số nhân lên đến 8 hoặc 10 và 16 luồng.

    Ngoài ra, Core i9 còn được sử dụng nền tảng kiến trúc Skylake-X, tích hợp công nghệ Intel Turbo Boost Max Technology 3.0 thế hệ mới. Điều này giúp core i9 có tốc độ xử lý tăng nhanh và khả năng đa tác vụ.

    Các thông số cần thiết khi  lựa chọn core là gì?

    Mỗi một loại core khác nhau sẽ có các thông số kỹ thuật khác nhau. Dựa vào các thông số bạn sẽ biết được mình nên lựa chọn loại core nào cho phù hợp. Cụ thể bạn tham khảo ngay ở bảng dưới đây.

    - Số nhân: Nghĩa là số lượng vi xử lý, core càng có nhiều nhân thì tốc độ xử lý càng mạnh mẽ.

    - Số luồng: Là số lượng đường truyền được trang bị cho core dẫn tới vi xử lý và ngược lại. Core nào càng có nhiều đường truyền thì dữ liệu sẽ càng được xử lý hay luân chuyển nhanh hơn.

    - Xung nhịp: Xung nhịp ở đây chính là tốc độ xử lý của CPU. Số xung nhịp càng lớn thì CPU càng mạnh và lượng nhiệt được tỏa ra càng cao hơn. 

    - Turbo boost: Là công nghệ ép xung tự động, tùy vào nhu cầu của mình mà người sử dụng lựa chọn loại Core có Turbo boost phù hợp. Ví dụ: nếu bạn chỉ cần lướt web thông thường thì nên sử dụng CPU có xung nhịp hoạt động thấp để tiết kiệm điện. Nhưng nếu bạn sử dụng máy tính với mục đích chơi game thì nên lựa chọn loại Core có xung nhịp cao hơn.

    - Hyper - theading: Là công nghệ siêu phân luồng được sử dụng để cung cấp 2 luồng cho mỗi nhân. Qua đó làm tăng gấp đôi khả năng xử lý các dữ liệu. 

    - Cache: đây chính là bộ nhớ đệm giữa CPU và Ram. MB cache càng lớn thì càng giúp lưu được nhiều dữ liệu đồng thời giúp làm giảm bớt thời gian lấy dữ liệu từ CPU và RAM đồng thời làm tăng tốc độ xử lý dữ liệu.

    Như vậy Core là gì? Có những loại core nào? Qua đây chúng tôi đã chia sẻ với bạn những kiến thức cơ bản về Core. Bạn có nhu cầu mua Core để trang bị cho máy tình của mình? Liên hệ ngay với Đông Hy PC theo những thông tin tại: https://donghypc.vn/