Đánh Giá Hiệu Năng Intel Core i9-10900K: Khẳng Định Sức Mạnh Vượt Trội

Đánh Giá Hiệu Năng Intel Core i9-10900K: Khẳng Định Sức Mạnh Vượt Trội

    Mang trong mình vị thế của Tập đoàn sản xuất chip xử lý điện tử hàng đầu thế giới, Intel luôn đưa tới tay người tiêu dùng những sản phẩm cực kỳ chất lượng và mang giá trị tương xứng với giá cả. Tuy phải chịu cảnh đi sau đối thủ mạnh AMD với chủ lực là CPU AMD Ryzen 9 3900X trong những giai đoạn đầu của năm 2019, dòng sản phẩm CPU thế hệ thứ 10 đã chính thức trình làng trước toàn bộ công chúng vào những ngày gần đây đã chiếm lại toàn bộ thị phần vốn là của mình. Và yếu tố quan trọng tạo nên sự đột phá đó không thể không nhắc tới CPU Core i9-10900K, người anh cả và là chủ lực đi đầu của lứa sản phẩm Gen 10 đầy hứa hẹn này của Intel.

    Intel Core i9 10900K

    Thông số sản phẩm

    Số lõi

    10

    Số luồng

    20

    Tần số cơ sở của bộ xử lý

    3.70 GHz

    Tần số turbo tối đa

    5.30 Ghz

    Bộ nhớ đệm

    20 MB Intel® Smart Cache

    Bus Speed

    8 GT/s

    TDP

    125 W

    Tần số TDP - down có thể cấu hình

    3.30 GHz

    TDP - down có thể cấu hình

    95 W

    Đồ họa bộ xử lý

    Đồ họa Intel® UHD 630

    Thuật in thạch bản

    14 nm

    Dung lượng bộ nhớ

    128 GB

    Hỗ trợ socket

    FCLGA1200

     

    Đặc điểm cơ bản

    • Bộ xử lý hàng đầu Intel Core i9 10900K sở hữu cho mình thêm 2 nhân bổ sung giúp nâng tổng số nhân lên tới 10 lõi và 20 luồng.
    • Xung nhịp cực lớn, tối đa có thể lên tới 5.3 GHz, hứa hẹn tạo nên hiệu năng cực kỳ mạnh mẽ cùng độ xử lý mượt mà tới mức tuyệt diệu xứng với danh hiệu “Át chủ bài” thế hệ thứ 10.
    • Về mặt tiêu thụ năng lượng, sản phẩm này sở hữu công suất có thể đạt mức 189.96W - vượt xa cả mức 131.49W của AMD Ryzen 9 3950X.
    • Được hỗ trợ tính năng Turbo Boost trên tất cả các nhân và đều đạt mức 4,9 GHz.
    • Vật liệu: CPU này được sản xuất từ vật liệu dẫn nhiệt bằng hợp kim (STIM) và các tiện ích ép xung nâng cao
    • Được sản xuất bởi quy trình xây dựng dựa trên quy trình 14nm đã cũ

    Intel Core i9 10900K

    Intel Core i9 10900K: sức mạnh của kẻ đứng đầu:

    i9 10900K thực sự có thể khẳng định rằng là vi xử lý chơi game nhanh nhất trên thế giới theo những gì mà Tập đoàn sản xuất thiết bị bán dẫn lớn nhất thế giới mô tả với những đặc điểm khác biệt sau:

    Chiếc CPU này vẫn  dựa trên kiến ​​trúc Skylake 14nm. Tuy đây là quy trình sản xuất cũ nhưng nếu so sánh với công nghệ 7nm của AMD, ta có thể thấy rằng hiệu quả hoạt động của i9 10900K vẫn rất đáng gờm. Bên cạnh đó, tuy chỉ có thể áp dụng Turbo Boost trên các nhân đơn khi xử lý, Tốc độ Boost Turbo tối đa đã tăng lên cực ấn tượng, có thể lên tới 5.3 GHz khi dùng làm việc với khối lượng công việc nặng. Tốc độ Turbo Boost đồng thời trên toàn bộ các nhân đều là 4.9 GHz - cực cao và vượt trội.

    Core i9 10900K bao gồm 10 lõi, 20 luồng, sử dụng Heat Velocity Boost mới của Intel. Những cấu trúc đó được thiết kế bởi những vật  liệu dẫn nhiệt bằng hợp kim (STIM) và các tiện ích ép xung nâng cao. Từ đó người dùng có thể tăng cường ép xung và nhận lại được những lợi ích không cần bàn cãi bởi hiệu năng tối ưu đến mức ấn tượng.

    Khi chạy các điểm chuẩn đơn nhân thì bộ xử lý cho kết quả dao động giữa tốc độ 5.1 và 5.2 Ghz. Điều này cho thấy CPU i9 10900K sở hữu hiệu suất đơn lõi khá tốt so với CPU tiền nhiệm i9 9900K

    STIM là vật liệu dẫn nhiệt bằng hợp kim:(TIM) nằm giữa bộ phận trải nhiệt tích hợp (IHS) và khuôn ren bộ xử lý. STIM có thể tăng cao khả năng dẫn nhiệt giữa khuôn ren CPU và bộ phận trải nhiệt. Nhờ đó mà anh cả của dòng CPU thế hệ 10 có khả năng phân tán nhiệt đáng nể, giúp ép xung tốt hơn. Với khả năng tiêu thụ năng lượng  như đã biết là công suất i9 10900K sẽ đạt mức 189.96W, đặc điểm STIM của vi xử lý này sẽ duy trì nhiệt độ cao nhất cũng chỉ 73C, cho thấy Intel đã có thể quản lý nhiệt và kiểm soát nhiệt tăng từ TDP.

    Intel Core i9 10900K

    Tuy nhiên, Intel Core i9 10900K cũng không phải là hoàn hảo khi cũng sở hữu một số hạn chế đáng phải phê bình:

    • Do một đặc điểm nữa của sản phẩm này là có sử dụng socket cho nên có thể không tương thích với các thế hệ trước. Do đó người sử dụng sẽ phải dùng mộ bo mạch chủ (mainboard) mới hoàn toàn . thế nên nếu người tiêu sùng muốn nâng cấp chip sẽ phải thay luôn main mới.
    • Hiệu suất chơi game thô cũng kém hơn CPU i9-9900K cũng là một bất lợi khá rõ ràng với các đối thủ khác.
    • Khả năng tiêu thụ điện năng khá lớn gây tốn điện đi kèm với sự thiếu vượt trội trong việc xử lý đa luồng.

    Tựu chung lại, tuy còn một vài nhược điểm nhưng hiệu suất mạnh mẽ của i9 10900K sẽ cho thấy sự xứng đáng của chiếc vi xử lý này với tư cách là chủ lực phân khúc cao cấp của Intel. Đặc biệt, trong các trò chơi yêu cầu sử dụng đơn nhân hay những công việc khối lượng nặng, đây vẫn sẽ  là lựa chọn rất đúng đắn. Những trải nghiệm chơi game sau khi ép xung i9 10900K thật sự sẽ rất đáng giá với số tiền mà những người tiêu dùng đã chi ra.