Hướng dẫn chọn mua card màn hình, card đồ họa phù hợp với máy tính.
Trong thế giới của game thủ, việc nâng cấp card đồ họa thường xuyên là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Với những lần nâng cấp như vậy, họ sẽ phải bỏ ra số tiền không nhỏ để mua những card đồ họa phù hợp nhất với máy tính của mình.
Chính vì vậy, trong bài viết này chúng tôi xin chia sẻ những kinh nghiệm trong việc chọn mua card đồ họa để bạn biết những card nào nên mua, nên tránh và card nào thực sự cần thiết cho máy tính của mình.
1. Điểm quan trọng nhất ở một card đồ họa: Số model (tên card)
Các chỉ số hiệu suất của bất kỳ card đồ họa nào cũng được thể hiện ngay trên số model, con số nằm phía sau tên card để giới thiệu bộ vi xử lý, tốc độ và băng thông bộ nhớ được trang bị trên card đồ họa. Theo quy chuẩn, số model sẽ gồm tên thương hiệu + con số mà nhà sản xuất đặt cho card đồ họa, ví dụ như: GeForce GTX 1070 GAMING Z 8G hoặc GeForce GTX 1080 GAMING Z 8G.
Vấn đề chính là việc một sản phẩm với bộ vi xử lý mạnh mẽ hơn sẽ tạo cảm giác an tâm hơn với người dùng, tuy nhiên, bạn cũng nên cân nhắc đến các mẫu sản phẩm thuộc thế hệ tiếp theo.
Do đó, nếu bạn là một người yêu thích những game đồ họa cao thì bạn chỉ cần cố gắng mua cho mình một card đồ họa càng phù hợp với máy tính càng tốt. Điều này có lí do riêng của nó.
Thậm chí nếu hầu bao của bạn rủng rỉnh, bạn cũng không cần bỏ ra hơn 325 $ để mua một card đồ họa thuộc hàng tốt nhất mà hãy tìm kiếm card đồ họa tương thích được với mọi phần cứng trong máy nhưng vẫn đảm bảo cấu hình nhất định.
Ngoài ra, hãy cố gắng tìm ra mối liên hệ giữa card đồ họa và hiệu năng để có thể tìm được card đồ họa có thể hoạt động mượt mà trên máy tính. Bên cạnh đó, hãy tránh so sánh giữa thế hệ card đồ họa của hãng này và hãng khác vì chúng thường có khá nhiều điểm không giống nhau.
2. Kích thước bộ nhớ không quan trọng bằng băng thông bộ nhớ
Lựa chọn một card đồ họa vì bộ nhớ lớn cũng giống như việc bạn chọn một chiếc túi chứa đầy không khí. Và đa số các game thủ lại đặt tiêu chí này lên hàng đầu khi chọn mua một card đồ họa mới.
Trừ khi bạn đang sử dụng những độ phân giải cực kỳ lớn (ba màn hình ghép hoặc một màn hình 4K), bạn không cần phải quan tâm về độ lớn của bộ nhớ RAM.
Nếu đang sử dụng ở độ phân giải 1920x1080 hoặc cao hơn, bạn nên tìm kiếm một card đồ họa cao cấp vì chúng sẽ có bộ nhớ mặc định khá nhiều.
Những gì bạn cần là chú ý đến phần băng thông bộ nhớ. Băng thông sẽ thay đổi tùy thuộc vào giá cả, hiệu suất của một card đồ họa và hãy luôn ghi nhớ điều này: bộ nhớ GDDR5 cung cấp gấp đôi băng thông của bộ nhớ DDR3 về tốc độ.
Điều quan trọng nhất khi nói đến card đồ họa là: 1 GB GDDR5 sẽ cực kỳ thích hợp hơn 4 GB DDR3.
3. Chú ý đến nền tảng
Card đồ họa là thành phần quan trọng nhất trong một máy tính chơi game, nhưng phần còn lại của hệ thống cũng đóng vai trò không hề kém cạnh trong việc xử lý các tác vụ. Điều quan trọng là bạn cần nhận thức được những hạn chế trong nền tảng của mình.
Bạn đang chạy một CPU dual-core như Celeron, Pentium, Sempron hay Athlon X2? Nếu vậy, nó sẽ không theo kịp với các phần cứng đồ họa cao cấp. Do đó, không nên lãng phí tiền của bạn theo cách này. Hãy chọn mua một card đồ họa tầm trung để tiết kiệm hơn, hoặc nếu bạn muốn có hiệu năng chơi game tốt nhất, hãy nâng cấp bộ xử lý của máy bằng với cấu hình ở hiện tại để tránh các rủi ro xảy ra.
Hiển thị của bạn cũng là một yếu tố quan trọng. Một màn hình 1280x1024 trở lên sẽ không yêu cầu phần cứng đồ họa đắt nhất. Ngược lại, nếu bạn muốn sử dụng ba màn hình ghép 1920x1080 thì một card đồ họa tầm trung sẽ không cung cấp cho bạn đầy đủ những khung hình trong trò chơi 3D hiện đại.
Hãy xác định rõ các thể loại game mà bạn dự định chơi và so sánh chúng với nền tảng sẵn có trong máy, sau đó quyết định nâng cấp nếu thật sự cần thiết.
4. Hai chưa chắc tốt hơn một
Cả hai hãng AMD và Nvidia đều cung cấp một tính năng liên kết nhiều card đồ họa với nhau để tăng hiệu suất. Tính năng này được gọi là CrossFire trên card đồ họa Radeon và SLI trên card GeForce.
Một ý tưởng nghe có vẻ tuyệt vời, nhưng mở rộng quy mô hoạt động bằng nhiều GPU không đem lại sự mượt mà cho hệ thống. Trái lại, một card đồ họa thứ hai không hề làm tăng hiệu suất được thêm 100%, thực tế nó chỉ tăng được từ 25-50%.
Và con số cộng thêm này còn giảm đi nhiều hơn với việc sử dụng 3 hoặc 4 card màn hình. Thêm vào đó, khi sử dụng nhiều card đồ họa có thể chúng sẽ hoạt động không đồng đều, trái ngược nhau và có các độ trễ trong xử lí nhất định. Ngoài ra, sử dụng nhiều card đồ họa còn tạo ra khá nhiều tiếng ồn cho máy tính của bạn.
Tuy nhiên, với các kiểu màn hình ghép ba hay một màn hình 4k thì việc sử dụng nhiều card đồ họa là hoàn toàn cần thiết, còn trên một màn hình 1920 x 1080 thì nó lại cực kì dư thừa. Hãy tránh tất cả rủi ro trên với chỉ một card đồ họa cao cấp duy nhất.
5. Khả năng tương thích
Đây có thể được xem là điểm mấu chốt nhất của việc chọn mua card đồ họa. Trước khi quyết định chi tiêu cho card đồ họa mới, hãy chắc chắn là bạn đã xem qua và nắm rõ kích thước vật lý của không gian dành cho card đồ họa trên máy tính.
Bộ nguồn mà bạn sử dụng cũng rất quan trọng. Hãy xem xét xem bộ nguồn bạn thường dùng có bao nhiêu lỗ cắm và các lỗ cắm này dành cho những chấu nào.
Bên cạnh đó, nếu có thể, hãy kiểm tra điện áp của bộ nguồn xem có phù hợp với máy tính không để tránh trường hợp cung cấp không đủ điện năng hoặc gây quá tải cho hệ thống máy.
Bạn cũng cần tham khảo thêm các thông tin trên với card đồ họa bạn muốn mua. Nếu máy tính của bạn không thể xử lý nó, bạn nên tìm kiếm một card đồ họa khác sử dụng ít năng lượng hơn, hoặc xem xét việc nâng cấp bộ nguồn.
Khi chọn mua một bộ nguồn cung cấp năng lượng tốt hơn, hãy chọn thương hiệu uy tín (như Corsair, Antec, và Seasonic) vì điều này quan trọng hơn rất nhiều so với công suất cực đại được ghi trên bao bì. Lí giải điều này là vì các nhà sản xuất nguồn máy tính ít có uy tín thường được biết đến với danh sách đánh giá đầu ra với số điểm cao nhưng lại không thật sự bền khi sử dụng lâu dài.
Nói chung, nếu một bộ nguồn cung cấp điện có thương hiệu tốt và tương thích kết nối PCIe cho card đồ họa mà bạn mua, nó sẽ được sử dụng tốt. Nếu bạn muốn có một số khoảng trống cho nâng cấp trong tương lai, hãy tìm một bộ nguồn cung cấp năng lượng có số dây cáp điện PCIe nhiều gấp đôi hơn nhu cầu card đồ họa hiện tại của bạn.
6. Lựa chọn hệ thống làm mát
Card đồ họa hiệu suất cao thường có xu hướng sử dụng nhiều năng lượng và tạo ra nhiệt làm nóng GPU nếu không có hệ thống làm mát. Hiện tại, có hai loại hệ thống làm mát là quạt thông gió và làm mát ngay bên trong card đồ họa.
Hệ thống làm mát bằng quạt thông gió thường có trên các card đồ họa giá rẻ. Những quạt thông gió sẽ được gắn phía sau để thoát nhiệt và tránh làm cho card đồ họa trở nên quá nóng.Tuy nhiên, hệ thống làm mát này lại tạo ra khá nhiều tiếng ồn.
Nếu bỏ thêm chi phí, bạn sẽ có thể mua những card đồ họa có hệ thống làm mát cao cấp hơn ngay từ bên trong. Tùy mỗi nhà sản xuất mà chúng ta sẽ có công nghệ làm mát card đồ họa khác nhau, ví dụ như DirectCU của ASUS, ACX của EVGA, Windforce của Gigbayte, IceQ của HIS, Twin Frozr của MSI, Dual-X của Sapphire, và Double-D của XFX.
Hệ thống làm mát ngay từ bên trong thường không gây ra tiếng ồn và làm tốt việc giữ cho GPU của bạn mát lạnh so với làm mát bằng quạt thông gió. Nhược điểm của hệ thống làm mát này là việc khó tái chế, và kéo căng khả năng hoạt động của hệ thống để giữ cho nhiệt độ card đồ họa thấp.
Bên cạnh đó, nếu nhiệt độ CPU của bạn tăng lên trên 55 độ C trong quá trình chơi game thì bạn nên chọn một card đồ họa có thể thoát khí nóng ra phía sau nhờ quạt thông gió, ngay cả khi chúng có một chút ồn ào khi hoạt động. Nếu CPU của bạn vẫn ở dưới nhiệt độ 55 độ C, một hệ thống làm mát yên tĩnh sẽ phù hợp với hệ thống của bạn hơn cũng như kéo dài tuổi thọ của card đồ họa.
Nếu mức độ nhiệt quá cao, vẫn có các giải pháp làm mát khác trên card đồ họa như làm mát bằng chất lỏng và thường thì chúng sẽ tốn nhiều chi phí hơn cũng như việc lắp đặt trở nên phức tạp hơn.
Bài viết của chúng tôi đã khái quát những điểm bạn cần chú ý nhất khi chọn mua một card đồ họa. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn vẫn nên bình tĩnh và suy xét thật kĩ trước khi chọn mua card đồ họa để tránh mua nhầm sản phẩm không phù hợp với nhu cầu.