Nhân viên văn phòng cần cảnh giác với hội chứng thị giác màn hình

Nhân viên văn phòng cần cảnh giác với hội chứng thị giác màn hình

    Nhân viên văn phòng cần cảnh giác với hội chứng thị giác màn hình

    Hội chứng thị giác màn hình là một bệnh lý về mắt nghiêm trọng mà người thường tiếp xúc với ánh sáng xanh, đặc biệt là dân văn phòng dễ mắc phải. Nhưng hội chứng này là gì và gây ảnh hưởng đến đôi mắt như thế nào?

    hoi chung thi giac man hinh

    Hội chứng thị giác màn hình là gì?

    Hội chứng thị giác màn hình CVS (Computer Vision Syndrome) là hiện tượng mắt bị suy yếu, giảm thị lực do tiếp xúc quá nhiều với màn hình thiết bị điện tử. 
    Đây là bệnh lý nghiêm trọng về mắt mà ai cũng có thể mắc phải. Đặc biệt, nhân viên văn phòng là đối tượng dễ mắc phải hội chứng thị giác màn hình nhất do phải tiếp xúc với màn hình máy tính trong thời gian dài từ 8-11h/ ngày.
    Hội chứng thị giác màn hình gây nên nhức mắt, mỏi mắt, khô mắt, mờ mắt, đau đầu, đau cổ, vai gáy, mệt mỏi, khó tập trung…

    Nguyên nhân dẫn đến hội chứng thị giác màn hình là do nguồn ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử. Ánh sáng xanh là một trong những ánh sáng có năng lượng lớn nhất và gây tổn hại lớn cho mắt. Chúng xuyên qua các lớp lọc ánh sáng tự nhiên của nhãn cầu đến đáy mắt gây tổn thương võng mạc.

    hoi chung thi giac man hinh la gi

    Hội chứng không chỉ ảnh hưởng đến thần kinh, làm giảm hiệu suất công việc, chất lượng cuộc sống mà nếu để lâu, mắt sẽ bị suy giảm thị lực trầm trọng, có thể dẫn đến võng mạc, đục thủy tinh thể... thậm chí mù lòa.

    Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, mắt chỉ cần tiếp xúc với màn hình thiết bị điện tử trên 3h/ngày thì sẽ có 90% nguy cơ bị suy giảm thị lực. Từ đó, mắt dễ bị tổn thương và có khả năng mắc các căn bệnh nghiêm trọng, dẫn đến nguy cơ mù lòa.

    Làm thế nào để ngăn ngừa hội chứng thị giác màn hình?

    Có nhiều cách để phòng ngừa hội chứng thị giác màn hình. Chúng ta cần chủ động bảo vệ, chăm sóc mắt bằng cách bổ sung dưỡng chất qua ăn uống, nuôi dưỡng đôi mắt sáng khỏe từ bên trong; có chế độ sử dụng máy tính, thiết bị điện tử khoa học; bổ sung độ ẩm cho mắt; giữ tư thế làm việc, khoảng cách màn hình hợp lý.

    Tuy nhiên, thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày không đủ để bảo vệ và chữa lành các vết thương mà ánh sáng xanh gây ra. Vì vậy, ngoài việc ăn các thực phẩm tốt cho mắt, cần bổ sung thực phẩm chức năng bảo vệ mắt để cung cấp đủ dưỡng chất giúp mắt khỏe mạnh.

    lam-the-nao-de-ngan-ngua-thi-giac-man-hinh

    Các loại thực phẩm tốt cho mắt dân văn phòng không nên bỏ qua

    Thực phẩm chứa vitamin A (beta carotene)

    Vitamin A là một chất dinh dưỡng quan trọng tạo nên chất nhầy cho võng mạc. Nếu thiếu vitamin A dễ gây khiếm thị. Dân văn phòng nhìn vào màn hình máy tính lâu cần phải tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa vitamin A như gan động vật, cà rốt, rau chân vịt, trái cây màu vàng để bảo vệ đôi mắt.

    Thực phẩm chứa vitamin B

    Vitamin B có vai trò bảo vệ giác mạc, khi thiếu vitamin B khi mắt sẽ dẫn đến các bệnh dây thần kinh liên quan đến mắt như bị mờ mắt, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, viêm giác mạc. Cần bổ sung nhóm thực phẩm giàu vitamin B như ngũ cốc nguyên hạt (ngũ cốc thô), rau lá xanh, gan động vật.

    Thực phẩm chứa vitamin C

    Vitamin C chính là điều kiện sinh tồn của mắt, nếu thiếu vitamin C mắt sẽ suy giảm sức đề kháng với những kích thích từ môi trường bên ngoài, đặc biệt là khi gặp gió và ánh sáng. Cần bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C như kiwi, ớt tươi, táo tươi, dâu tây, chanh, cam. Cần lưu ý vitamin C không thích hợp sơ chế qua nhiệt nên tốt nhất là ăn sống để bảo tồn hàm lượng vitamin C có trong thực phẩm.

    thuc pham tot cho mat

    Thực phẩm chứa vitamin E

    Vitamin E là một loại chất chống oxy hoá mạnh có thể giúp mắt chống lại được nhiều kích thích từ bên ngoài. Các thực phẩm phổ biến có chứa nhiều vitamin E là dầu thực vật, các loại hạt, mầm lúa mì, vv, đây là những nguồn cung cấp vitamin E.

    Thực phẩm chứa kẽm

    Cơ thể loại bỏ các gốc tự do, cần phải có sự trợ giúp kẽm và một số khoáng chất cần thiết khác. Hơn nữa, theo các kết quả nghiên cứu cho thấy, thiếu kẽm trong khẩu phần ăn có thể dẫn đến thoái hóa điểm vàng. Các thực phẩm giàu kẽm giàu bao gồm: các loại sò, hàu, tôm, cá và các loại hải sản khác.

    Thực phẩm chứa protein

    Rhodopsin sắc tố nhạy cảm với ánh sáng ở võng mạc mắt là do protein cấu thành vì thế việc thiếu hụt protein sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành Rhodopsin và có thể gây ảnh hưởng đến thị lực. Các thực phẩm giàu protein bao gồm: thịt nạc, cá, sữa, trứng và các sản phẩm từ đậu nành.
    Ngoài các thực phẩm chứa các nguồn vitamin cần thiết kể trên cho mắt, dân văn phòng cũng có thể bổ sung các loại hoa quả như chuối tiêu, cà chua bi, thanh long, cam hoặc việt quất rất có lợi cho sức khỏe của mắt.